Xét nghiệm Anti LKM 1 BMT (Liver Kidney Microsome) là một xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh viêm gan tự miễn, mà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về xét nghiệm này mời mọi người tham khảo bài viết sau đây.
1. Nguyên lý của xét nghiệm Anti- LKM-1 BMT
Viêm gan tự miễn là tình trạng aminotransferase trong máu tăng cao, có hình ảnh mô học viêm quanh khoảng cửa. Dựa trên nguyên lý ELISA, xét nghiệm Anti-LKM-1 được sử dụng để định lượng kháng thể IgG chống lại microsome thận gan loại 1 (LKM-1), trong huyết thanh hoặc huyết tương con người.
Hiện nay, xét nghiệm này thường được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý về gan, đặc biệt trong trường hợp nghi ngờ viêm gan tự miễn.
2. Cơ chế gây bệnh của Anti- LKM-1
Về cơ chế gây bệnh, Anti-LKM-1 gắn trực tiếp lên bề mặt tế bào gan, nó sẽ hoạt hóa, bổ thể và phân huỷ gan.
Ở bệnh nhân viêm gan tự miễn, sẽ có mặt của P-450 2D6 trên tế bào gan. Anti- LKM-1 gắn với Cytochrome P-450 2D6 nhằm kìm hãm sự hoạt động của enzyme Cytochrome P-450 2D6.
3. Chỉ định của xét nghiệm Anti -LKM-1 BMT
Đối với người bình thường, không có sự xuất hiện của Anti-LKM-1 trong mẫu máu. Do đó, việc xét nghiệm kháng thể Anti-LKM-1 BMT đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý về gan như:
- Xác định viêm gan tự miễn sau khi đã loại trừ các tác nhân do virus viêm gan HBV, HCV,…;
- Xác định nguyên nhân hoặc tiên lượng người mắc bệnh gan;
- Người mắc các bệnh lý về khớp, viêm cầu thận, bạch biến và các bệnh viêm ruột mãn tính chưa rõ nguyên nhân;
- Đồng thời, xét nghiệm này cũng được thực hiện cùng các xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA và kháng thể kháng cơ trơn (Anti-SMA) để phân type trong bệnh viêm gan tự miễn.

4. Một số lưu ý khi xét nghiệm Anti-LKM-1 BMT
Lưu ý đối với mẫu bệnh phẩm:
- Mẫu máu cần lấy từ tĩnh mạch ly tâm tách huyết thanh hoặc huyết tương;
- Huyết tương không bị vỡ hồng cầu;
- Dùng ống chống đông EDTA hoặc Heparin.
Lưu ý đối với bệnh nhân:
- Bệnh nhân đang trong tình trạng mỡ máu cao có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm;
Bệnh nhân bị viêm gan C mạn tính phát hiện Anti-LKM-1 trong mẫu bệnh phẩm, chính vì vậy, các bác sĩ cần thận trọng khi đưa ra chẩn đoán tình trạng.
5. Ý nghĩa của xét nghiệm Anti- LKM-1 BMT
Xét nghiệm Anti-LKM-1 BMT có vai trò quan trọng trong chẩn đoán viêm gan tự miễn. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm thuộc 1 hoặc nhiều hơn các yếu tố sau đây, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh:
- Tăng Gammaglobulin;
- Xuất hiện tự kháng thể ANA, SMA, anti-LKM-1;
- Xuất hiện marker di truyền và vắng các marker virus viêm gan;
- Cho kết quả dương tính với các marker: Anti-ASGPR, anti-LCA, anti-SLA/LP, anti-actin hoặc pANCA.
Tóm lại, viêm gan tự miễn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.