Tổng quan
Tự kháng thể là gì?
Tự kháng thể là các kháng thể (các protein miễn dịch) do nhầm lẫn mục tiêu và tổn thương các mô đặc hiệu hoặc các bộ phận của cơ thể. Một hoặc nhiều tự kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của một người khi nó không phân biệt giữa protein “ngoại lai ” và ” tự thân”.
Các nguyên nhân tự miễn dịch rất đa dạng và không được hiểu rõ, không có một liên kết trực tiếp, người ta cho rằng nhiều trường hợp sản xuất tự kháng thể là do yếu tố di truyền kết hợp với một kích thích môi trường, chẳng hạn như nhiễm siêu vi hoặc tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất độc hại. Một số gia đình có một tỷ lệ cao với các rối loạn tự miễn; tuy nhiên, các thành viên gia đình có thể có các rối loạn tự miễn dịch khác nhau hoặc có thể không bao giờ phát triển.
Các loại rối loạn tự miễn dịch, bệnh xảy ra và số lượng tế bào bị hủy trong cơ thể phụ thuộc vào các hệ thống hoặc các bộ phận là mục tiêu của các tự kháng thể. Rối loạn do tự kháng thể chủ yếu ảnh hưởng đến một cơ quan duy nhất, chẳng hạn như tuyến giáp trong bệnh Graves hay viêm tuyến giáp Hashimoto, thường dễ dàng chẩn đoán hơn vì nó thường có biểu hiện triệu chứng liên quan với cơ quan. Rối loạn do hệ thống tự kháng thể, làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể hoặc các hệ thống, có thể làm chẩn đoán khó khăn hơn nhiều. Các dấu hiệu và triệu chứng mà chúng gây ra là tương đối phổ biến và có thể bao gồm: viêm khớp – dạng đau khớp, mệt mỏi, sốt, phát ban, triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng, giảm cân, và yếu cơ. Biến chứng khác có thể bao gồm viêm mạch máu và thiếu máu. Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau từ người này sang người khác và nó có thể thay đổi theo thời gian, giảm dần đi và sau đó bộc phát bất ngờ.
Một số người có thể có nhiều hơn một tự kháng thể hoặc thậm chí nhiều hơn một rối loạn tự miễn; ngoài ra còn có những người có rối loạn tự miễn dịch mà không phát hiện một mức độ của một tự kháng thể nào; những trường hợp này có thể làm cho việc xác định nguyên nhân chính và đưa đến chẩn đoán sẽ khó khăn.
Tại sao thực hiện xét nghiệm tự kháng thể bmt?
Xét nghiệm tự kháng thể được thực hiện cùng với x-quang, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác và có thể sinh thiết để chẩn đoán chứng rối loạn tự miễn dịch. Trong một số trường hợp, chúng được sử dụng để giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, giám sát hoạt động của bệnh, và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị.
Các kháng thể tự miễn thường có vai trò chủ yếu trong chẩn đoán, ít sử dụng trong theo dõi điều trị. Một bệnh có thể có nhiều tự kháng thể lưu hành và một kháng thể có thể gặp trong nhiều bệnh.
Một số Xét nghiệm tự miễn và chỉ định
STT |
TÊN XÉT NGHIỆM |
Môt số chỉ định |
1 |
Định lượng Kháng thể kháng nhân (ANA) | – Lupus ban đỏ hệ thống
– Xơ cứng bì – Viêm da cơ – Viêm đa cơ – Bệnh mô liên kết hỗn hợp – Hội chứng Sjogren – Hội chứng CREST – Viêm khớp – Viêm mạch hệ thống |
2 |
Định lượng Kháng thể kháng chuỗi kép
(Ds DNA ) |
– Lupus ban đỏ hệ thống
– Xơ cứng bì – Viêm da cơ – Viêm đa cơ – Bệnh mô liên kết hỗn hợp – Hội chứng Sjogren – Hội chứng CREST – Viêm khớp – Viêm mạch hệ thống |
3 |
Định lượng Kháng thể kháng CARDIOLIPIN | – Hội chứng Antiphospholipid
– Giảm lượng tiểu cầu – Chứng huyết khối ĐM,TM – Bệnh động kinh – Sảy thai tái phát – Thai lưu |
4 |
Định lượng Kháng thể kháng
PHOSPHOLIPID |
– Hội chứng Antiphospholipid
– Huyết khối ĐM,TM… – Sảy thai tái phát – Thai lưu |
5 |
Định lượng kháng thể kháng Sm | – Lupus ban đỏ hệ thống |
6 |
Định lượng kháng thể kháng Scl-70 | – Xơ cứng bì |
7 |
Định lượng kháng thể kháng Jo-1 | – Viêm da cơ |
8 |
Định lượng kháng thể kháng SS-A (Ro) | – Hội chứng Sjogren
– Lupus ban đỏ hệ thống |
9 |
Định lượng kháng thể kháng SS-B (LA) | – Viêm cơ.
– Lupus sơ sinh – block nhĩ thất |
10 |
Định lượng kháng thể kháng Histone | – Lupus do thuốc |
11 |
Định lượng kháng thể kháng SS-Ap200 | – Bệnh tim bẩm sinh liên quan đến bệnh tự miễn (SLE) |
12 |
Định lượng kháng thể kháng RNP-70 | – Bệnh mô liên kết hỗn hợp
– Xơ cứng bì – Viêm da cơ |
13 |
Định lượng Kháng thể kháng
β2 – GLYCOPROTEIN |
– Hội chứng Antiphospholipd
– Chứng múa giật – Thiếu máu não cục bộ – Bệnh huyết khối TM, ĐM… |